Dòng đệm cao su là loại đệm được ưa chuộng sử dụng rất nhiều trong các gia đình hiện nay, bởi được sản xuất bởi chất liệu cao su có đặc tính riêng nên giặt đệm cao su như thế nào là băn khoăn của không ít người dùng.
Đối với bất cứ loại đệm nào cũng sẽ có cách làm sạch chuyên dụng. Vì nếu không chú ý tới việc giặt đệm đúng cách có thể sẽ gây ảnh hưởng tới chất lượng cũng như tính năng sử dụng của đệm, do đó mà người dùng cần chú ý tới. Hãy cùng tìm hiểu qua những thông tin sau đây, để được giải đáp về vấn đề này.
Giặt đệm cao su với vết bẩn thông thường
Có một lưu ý quan trọng nhất trong việc giặt đệm cao su đó là không thể đổ trực tiếp nước và bột giặt lên bề mặt đệm, giống như giặt chăn màn thông thường. Với những vết bẩn thường, có thể xử lý bằng cách pha nước với bột giặt rồi dùng khăn mềm hoặc bông sạch để thấm dung dịch vừa pha và chà vào các vùng bị bẩn trên đệm.
Nên chú ý tới lực của tay khi chà đệm, chỉ nên lau vô cùng nhẹ nhàng, không nên chà sát quá mạnh vì có thể làm rách hư hỏng đệm. Sau khi vết bẩn đã được làm sạch xong thì chỉ cần dùng quạt để sấy khô đệm vừa vệ sinh xong là được.
Lưu ý, khi giặt đệm cao su xong, mà đệm chưa khô hẳn vẫn còn ướt thì không nên sử dụng, bởi việc này sẽ khiến cho đệm gặp phải hiện tượng nấm mốc, nên tuổi thọ của đệm cũng bị suy giảm nghiêm trọng.
Đệm cao su tuy có khả năng kháng cháy, nhưng vẫn có nhược điểm khi tiếp xúc với xăng dầu, do đó khi giặt đệm cao su không nên dùng tới các loại hóa chất tẩy rửa mạnh và tránh để cho đệm tiếp xúc với hóa chất này.
Loại bỏ bụi bẩn từ không khí
Hiện nay, đệm cao su thiên nhiên đều sở hữu thiết kế hiện đại, trên bề mặt đệm có hàng ngàn lỗ thông hơi nhỏ để tạo sự thông thoáng và thoải mái cho người dùng. Cho nên quá trình vệ sinh các loại bụi bẩn bám trong đệm sẽ thuận lợi hơn.
Việc cần làm đầu tiên đó là tiến hành tách rời lớp áo bọc đệm, sử dụng máy hút bụi để hút sạch các loại bụi bẩn bám sâu trên bề mặt đệm. Thực hiện thao tác này khoảng 6 tháng/ 1 lần để bụi bẩn được loại bỏ hoàn toàn.
Khử mùi hôi khó chịu của đệm cao su
Tuy mỗi chiếc đệm cao su đều sở hữu khả năng kháng khuẩn và khử mùi rất tốt, thế nhưng chắc chắn không thể tránh khỏi việc sau một thời gian trên đệm xuất hiện những mùi hôi khó chịu. Và đây là nguyên nhân gây ảnh hưởng tới chất lượng giấc ngủ.
Để xử lý chúng cần tới nguyên liệu bột soda pha với nước, sau khi đã có dung dịch này hãy bắt đầu rưới lên tấm đệm và giữ nguyên như vậy trong vòng 30 phút, sau thời gian này dùng máy hút bụi để làm khô đệm. Bước cuối cùng là sử dụng khăn mềm sạch, nhúng vào dung dịch bột soda pha với nước rồi vắt khô để lên đệm để hút bụi bẩn một cách tự nhiên và nhanh chóng nhất.
Nếu trên đệm có các vết máu khô, có thể dùng một trong những cách sau đây để khắc phục đó là:
Dùng bột baking soda: Loại dung dịch này, có khả năng đánh bay mọi loại vết bẩn cứng đầu, và với ưu điểm dễ mua ở bất cứ đâu, và đặc biệt an toàn cho đệm. Do đó mọi người dùng đều có thể dễ dàng dùng cách này để loại bỏ vết máu khô hiệu quả.
Dùng oxy già: Hãy sử dụng dung dịch oxy già và đổ trực tiếp lên vết máu và giữ nguyên trong khoảng 30 giây sau đó thấm bọt bằng khăn khô sạch. Qúa trình này cần phải được thực hiện nhẹ nhàng, tuyệt đối không được chà mạnh vì sẽ khiến cho vết bẩn bám sâu hơn.
Sau khi đã làm sạch vết máu, thì bắt đầu dùng khăn sạch thấm nước lạnh để loại bỏ vết bẩn một cách hoàn toàn. Bước cuối cùng là dùng khăn khô thấm hết nước thừa trên bề mặt đệm.
Sau khi đã thực hiện xong các bước giặt đệm, việc cần làm cuối cùng đó là phơi khô đệm cao su, khi này chỉ nên phơi đệm tại những vị trí thông thoáng, có gió để phơi khô và loại bỏ mùi hôi. Lưu ý không phơi ở những vị trí ánh sáng mặt trời chiếu trực tiếp, ánh nắng của mặt trời sẽ làm chất liệu cao su bị co lại, khiến tuổi thọ của sản phẩm bị giảm sút.
Ngoài việc giặt đệm cao su theo định kỳ cũng nên kết hợp việc thay ga trải thường xuyên và vệ sinh phòng ngủ sạch thoáng mát. Luôn luôn đặt đệm trên mặt phẳng để tránh hư hỏng. Tiến hành thay đổi mặt đệm thường xuyên từ trên xuống dưới để đảm bảo tuổi thọ của đệm được kéo dài. Luôn giữ đệm cao su được khô thoáng nếu đệm bị ướt thì phải xử lý ngay lập tức để tránh tình trạng bị ẩm mốc.
Trong quá trình sử dụng nệm cao su, ngoài việc thường xuyên vệ sinh thì hãy sử dụng ga bọc đệm cho sản phẩm, việc này sẽ hạn chế tối đa những tác động của vi khuẩn và các mầm bệnh có thể khiến đệm bị hư hỏng, ảnh hưởng đến chất lượng của đệm.
Tuyệt đối không nằm trực tiếp lên đệm cao su mà không có ga phủ, để tránh vi khuẩn, da chết và bụi bẩn trong da sẽ thấm vào đệm cao su.
đạt hiệu quả tối ưu.
Nếu gia đình bạn không có thời gian cho việc giặt đệm cao su, có thể sử dụng tới dịch vụ vệ sinh đệm cao su chuyên nghiệp tại vesinhdem.vn để mang lại hiệu quả làm sạch đệm tốt nhất, nhưng đồng thời vẫn đảm bảo được chất lượng và tính năng sử dụng của đệm.